Đánh giá sơ bộ tác động của TPP đối với Việt Nam

TPP+Logo

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The TPP’s Impact on Vietnam: A Preliminary Assessment,” ISEAS Perspective, No. 63 Issue. 2015, 04/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Việc kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hôm mùng 5 tháng 10 vừa qua đã được mười hai nước tham gia ca ngợi là một bước ngoặt đối với hội nhập kinh tế khu vực. Hiệp định này cũng được nhiều chuyên gia đánh giá là có tác động chiến lược sâu rộng trong cả khu vực cũng như toàn cầu. Là một thành viên của TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này về cả mặt kinh tế và chiến lược, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Cách Việt Nam tận dụng cơ hội và xử lý thách thức có thể sẽ định hình quỹ đạo kinh tế, chính trị, và chiến lược của đất nước này trong những năm tới. Continue reading “Đánh giá sơ bộ tác động của TPP đối với Việt Nam”

‘Mối đe dọa Trung Quốc’ đang lan rộng

Globe and China Flag for background

[Pháp luật TPHCM] Không chỉ tại Mỹ, tại Anh mà mới đây (7-11) tại Singapore, Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình nhắc lại tuyên bố rằng những hòn đảo trên biển Đông là thuộc lãnh thổ TQ kể từ thời xa xưa (?).

Trong khi chỉ trước đó một ngày, sau chuyến thăm chính thức Việt Nam (VN) của ông Tập Cận Bình, hai nước nhất trí cùng thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp ở biển Đông.

Trả lời Pháp Luật TP.HCM, TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, nhận định phát biểu của ông Tập tại Singapore là bằng chứng cho thấy chừng nào tranh chấp biển Đông chưa được giải quyết, TQ vẫn khó có thể hữu nghị một cách chân thành với VN. Continue reading “‘Mối đe dọa Trung Quốc’ đang lan rộng”

‘Biển Đông như vạc dầu sôi nhưng khó phun trào’

7845845240_77df55c9f1_b

[Zing.vn] Trao đổi với Zing.vn, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cho rằng, căng thẳng trên Biển Đông gia tăng nhưng có thể coi đó là “sự căng thẳng lành mạnh”.

– Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter xác nhận việc Hải quân Mỹ điều chiến hạm áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Xin ông bình luận về ý đồ của Mỹ khi thực hiện kế hoạch này?

– Lập trường của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền, nhưng yêu cầu tất cả các bên phải tôn trọng một nguyên tắc cốt lõi là tự do hàng hải. Nguyên tắc này không chỉ thiết yếu đối với sự thịnh vượng của khu vực nói chung mà còn có vai trò quan trọng đối với việc duy trì sức mạnh và ảnh hưởng quân sự của Mỹ nói riêng khi hiện nay Mỹ vẫn là cường quốc hải quân số một thế giới. Và Mỹ có nhu cầu duy trì quyền tự do tiếp cận các vùng biển theo các quy định luật pháp quốc tế hiện hành. Continue reading “‘Biển Đông như vạc dầu sôi nhưng khó phun trào’”

Nhật Bản và Biển Đông

_71892687_71892686

[RFA] Trong tuần lễ thứ hai của tháng chín năm 2015, Quốc hội Nhật bản đã thông qua một dự luật về quân sự mới, cho phép nước này lần đầu tiên từ sau thế chiến thứ hai, được tiến hành các hoạt động quân sự ở nước ngoài. Ảnh hưởng của sự kiện này đối với khu vực, và đặc biệt là Đông Nam Á sẽ như thế nào? Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế hiện làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn về vấn đề này.

Kính Hòa: Câu hỏi đầu tiên là có vẻ như dự luật mới về quốc phòng của Nhật gặp nhiều khó khăn để được chuẩn thuận, và hiện bây giờ vẫn còn gặp nhiều phản đối của nhiều đại biểu quốc hội và cả dân chúng nữa. Đạo luật này có thể vượt qua những khó khăn đó không? Continue reading “Nhật Bản và Biển Đông”

Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung

Kerry announces now US maritime security aid to Vietnam

[Nghiencuuquocte.net] Chuyến thăm Washington gần đây của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng được cả hai bên ca ngợi như một dấu mốc “lịch sử” trong quan hệ song phương (The White House, 2015). Tuy nhiên, để có một đánh giá sâu sắc hơn về ý nghĩa của chuyến thăm, chúng ta cần đặt nó vào bối cảnh khu vực rộng lớn hơn, trong đó có xét đến những biến đổi gần đây trong tam giác quan hệ Việt-Mỹ-Trung.

Bài viết này phân tích những động lực mới trong tam giác Việt-Mỹ-Trung và ý nghĩa của chúng. Thông qua cách tiếp cận ba cấp độ phân tích và từ góc nhìn của Việt Nam, bài viết xem xét ba yếu tố quan trọng nhất ở các cấp độ hệ thống quốc tế (systemic), quốc gia (national), và trong nước (subnational) đang định hình mối quan hệ ba bên. Những yếu tố này bao gồm sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và hai cường quốc, và các diễn biến chính trị và kinh tế trong nước của Việt Nam. Continue reading “Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung”

Hai ứng viên miền Nam cho chức TBT?

141020133448_nguyen_tan_dung_640x360_afpgetty

[BBC Vietnamese] Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có thể là hai ứng viên hàng đầu cho chức Tổng Bí thư năm 2016, theo nhận định của khách mời bàn tròn BBC.

Trao đổi với BBC hôm 17/9 trong bàn tròn có chủ đề bàn về các chuyển động chuẩn bị nhân sự và đường lối cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, từ Đại học Bình Dương, nói:

“Vẫn còn chức Chủ tịch nước cũng rất quan trọng. Chứ không phải chỉ là Tổng Bí thư.” Continue reading “Hai ứng viên miền Nam cho chức TBT?”

Ai sẽ kế nhiệm ghế thủ tướng Singapore của ông Lý Hiển Long?

Zing_Singapore__Bau_cu_3_2

[Zing.vn] TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Singapore nhận định với Zing.vn rằng 4 gương mặt trong chính phủ đương nhiệm được dự đoán trở thành thủ tướng tương lai của đảo quốc Singapore.

Tổng tuyển cử bầu ra quốc hội mới của Singapore sẽ diễn ra vào ngày mai 11/9. Cuộc bầu cử trùng dịp Singapore kỷ niệm 50 năm Quốc khánh. Đây cũng là lần đầu tiên ông Lý Quang Diệu không còn xuất hiện với tư cách nhân vật thu hút của đảng cầm quyền. Báo chí Singapore cho biết cử tri nước này tranh cãi về vấn đề nhập cư và việc làm.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, chia sẻ với Zing.vn một số quan sát về tình hình trước ngày bỏ phiếu ở đảo quốc sư tử. Continue reading “Ai sẽ kế nhiệm ghế thủ tướng Singapore của ông Lý Hiển Long?”

Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ

Obama_MZJN

[BBC Vietnamese] Ngày mai, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ. Chuyến thăm sẽ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương vì ông Trọng sẽ là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng thăm chính thức Washington.

Một số nhà bình luận có thể cho rằng vì ông Trọng là lãnh đạo Đảng chứ không phải nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu chính phủ nên chuyến thăm chỉ mang ý nghĩa biểu tượng là chính. Tuy nhiên, chuyến thăm vẫn có thể giúp xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và mở đường cho các hợp tác có ý nghĩa hơn giữa hai cựu thù trong tương lai. Chuyến thăm của ông Trọng sẽ được phía Mỹ đáp lại bởi chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hà Nội dự kiến vào cuối năm nay. Đây là một trong số những sự kiện đáng chú ý nhằm đánh dấu 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ song phương. Continue reading “Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ”