Về quan hệ an ninh và kinh tế Úc-Việt

[BBC Vietnamese] Nhân chuyến thăm tuần này của tân Bộ trưởng Ngoại giao Úc Bob Carr đến ba nước Đông Nam Á – Campuchia, Singapore và Việt Nam, BBCVietnamese.com giới thiệu bài viết của Lê Hồng Hiệp về quan hệ Úc – Việt trong bối cảnh khu vực: Continue reading “Về quan hệ an ninh và kinh tế Úc-Việt”

Vụ Tiên Lãng và “pháp luật qua điện thoại”

[BBC Vietnamese] Trong thời gian gần đây vụ ông Đoàn Văn Vươn và người thân nổ súng vào đoàn cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) đã làm tốn không ít giấy mực của báo chí và công luận. Đặc biệt vụ việc này còn là một ví dụ cho thấy rõ những bất cập liên quan đến không chỉ năng lực mà còn quan trọng hơn là tính khách quan, độc lập trong hoạt động của ngành tư pháp Việt Nam. Continue reading “Vụ Tiên Lãng và “pháp luật qua điện thoại””

Việt Nam và sức mạnh mềm Trung Quốc

[BBC Vietnamese] Việt Nam có thể coi là quốc gia bị Hán hóa mạnh nhất ở Đông Nam Á, nơi mà ảnh hưởng của Ấn Độ có phần nổi trội hơn. Đây là kết quả của một quá trình tương tác sâu sắc kéo dài hơn 2000 năm qua giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tuy nhiên sự hấp thụ văn hóa Trung Quốc của Việt Nam không phải là một quá trình giản đơn hay một hệ quả tất yếu bắt nguồn từ sự gần gũi về mặt địa lý. Trên thực tế quá trình này diễn ra phức tạp hơn nhiều. Continue reading “Việt Nam và sức mạnh mềm Trung Quốc”

Trung Quốc và tư tưởng “sùng binh”

[BBC Vietnamese] Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các triều đại phong kiến Trung Quốc thường được tạo dựng và phát triển bởi các tướng lĩnh.

Trong những triều đại khi mà các vị hoàng đế không trực tiếp cầm quân thì các tướng lĩnh tài ba luôn được trọng vọng. Đồng thời các vương triều cũng luôn hướng tới mục tiêu xây dựng một lực lượng “binh hùng tướng mạnh”. Continue reading “Trung Quốc và tư tưởng “sùng binh””

Việt Nam và “lời nguyền địa lý”

[Vietnamnet] Một số nhà nghiên cứu ví von Trung Quốc và các quốc gia láng giếng giống như một con gà trống, với Trung Quốc là thân, bán đảo Triều Tiên là chiếc mỏ và Việt Nam là chân của con gà. Hình ảnh so sánh này một mặt cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là về an ninh, một mặt ám chỉ tới một thực tế rằng Việt Nam từ hàng ngàn năm qua đã gánh trên vai mình, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sức nặng của Trung Quốc. Vấn đề là Việt Nam nếu muốn cũng không thể làm được gì để thay đổi thực tế này. Continue reading “Việt Nam và “lời nguyền địa lý””

Đâu là giải pháp cho hòa bình Biển Đông?

[BBC Vietnamese] Nhằm giúp kiểm soát khả năng bùng nổ xung đột vũ trang ở Biển Đông, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gần đây đã ráo riết thuyết phục Trung Quốc tiến tới ký kết một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) nhằm thay thế cho Tuyên bố về cách ứng xử (DOC) của các bên ở Biển Đông được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002. Continue reading “Đâu là giải pháp cho hòa bình Biển Đông?”

Việt Nam: Cần thận trọng với ảnh hưởng của nhóm lợi ích

[Vietnamnet] Trong thời gian chờ đợi một đạo luật về ứng xử với các nhóm lợi ích, có lẽ điều quan trọng nhất cần phải làm đối với các nhà hoạch định chính sách chúng ta lúc này chính là: Hãy luôn luôn cảnh giác với ảnh hưởng của các nhóm lợi ích. Continue reading “Việt Nam: Cần thận trọng với ảnh hưởng của nhóm lợi ích”

Việt Nam: Từ dịch bệnh đến an ninh con người

[Vietnamnet] Dịch cúm A H1N1 hiện đang nổi lên như một mối quan tâm hàng đầu đối với cộng đồng quốc tế. Tính đến 00h00 ngày 5/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca mắc cúm A H1N1 đã vượt qua con số 1.000 tại 20 nước trên 5 châu lục. Nhiều nước đã ban bố tình trạng khẩn cấp và WHO cũng đã nhắc đến khả năng đưa cảnh báo về dịch cúm A H1N1 lên mức báo động cao nhất.

Continue reading “Việt Nam: Từ dịch bệnh đến an ninh con người”

Quan hệ Việt – Mỹ: Định mệnh và lựa chọn

[Vietnamnet] Tháng tư năm 1975, USS Kirk 1087 là một trong những chiến hạm Mỹ cuối cùng nhổ neo rời khỏi vùng biển Việt Nam. USS Kirk 1087 không chỉ mang theo mình một phần dòng người di tản ra khỏi Sài Gòn sắp sụp đổ mà còn chở theo mình đoạn kết của một chương đen tối trong lịch sử quan hệ hai nước Việt – Mỹ. Continue reading “Quan hệ Việt – Mỹ: Định mệnh và lựa chọn”

Dự án bô-xít Tây Nguyên dưới góc nhìn nghiên cứu xung đột

[Vietnamnet] Thời gian qua Đại dự án bô-xít Tây Nguyên đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội, với sự đóng góp ý kiến nhiều chiều của các chuyên gia kỹ thuật, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, cũng như đông đảo người dân quan tâm tới dự án này và các tác động của nó. Liên quan đến dự án, Bộ Chính trị cũng đã có kết luận nêu rõ phát triển

Continue reading “Dự án bô-xít Tây Nguyên dưới góc nhìn nghiên cứu xung đột”