Hai ứng viên miền Nam cho chức TBT?

141020133448_nguyen_tan_dung_640x360_afpgetty

[BBC Vietnamese] Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có thể là hai ứng viên hàng đầu cho chức Tổng Bí thư năm 2016, theo nhận định của khách mời bàn tròn BBC.

Trao đổi với BBC hôm 17/9 trong bàn tròn có chủ đề bàn về các chuyển động chuẩn bị nhân sự và đường lối cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, từ Đại học Bình Dương, nói:

“Vẫn còn chức Chủ tịch nước cũng rất quan trọng. Chứ không phải chỉ là Tổng Bí thư.” Continue reading “Hai ứng viên miền Nam cho chức TBT?”

Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ

Obama_MZJN

[BBC Vietnamese] Ngày mai, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ. Chuyến thăm sẽ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương vì ông Trọng sẽ là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng thăm chính thức Washington.

Một số nhà bình luận có thể cho rằng vì ông Trọng là lãnh đạo Đảng chứ không phải nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu chính phủ nên chuyến thăm chỉ mang ý nghĩa biểu tượng là chính. Tuy nhiên, chuyến thăm vẫn có thể giúp xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và mở đường cho các hợp tác có ý nghĩa hơn giữa hai cựu thù trong tương lai. Chuyến thăm của ông Trọng sẽ được phía Mỹ đáp lại bởi chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hà Nội dự kiến vào cuối năm nay. Đây là một trong số những sự kiện đáng chú ý nhằm đánh dấu 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ song phương. Continue reading “Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ”

Đại hội Đảng 12 và ‘ứng viên nặng ký’

150208170026_vietnam_leaders_640x360_reuters_nocredit

[BBC Vietnamese] Một học giả người Việt vừa có bài phân tích về cơ cấu và các kịch bản bầu ghế “tứ trụ”, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương.

Trong bài “ Vietnam’s Leadership Transition in 2016: A Preliminary Analysis“, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu viên Khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, và là giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cũng nhận định về khả năng tiếp tục nắm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong khi tác giả mô tả việc dự đoán các thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo tại Đại hội Đảng phần lớn chỉ mang “tính chất suy luận là chính” thì dường như trọng tâm của bài viết nhằm để lập luận rằng “sự gia tăng về quyền lực và sức ảnh hưởng” của Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng sẽ là nhân tố quan trọng. Continue reading “Đại hội Đảng 12 và ‘ứng viên nặng ký’”

Crimea và nguyên tắc đối ngoại của VN

[BBC Vietnamese] Ngày 17/3/2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol tuyên bố độc lập khỏi Ucraine và đệ đơn xin gia nhập Liên bang Nga.

Theo đó, một hiệp ước cho phép Crimea sáp nhập vào Nga đã được Quốc hội Nga thông qua và sau đó được Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn vào ngày 21/3. Hành động của Nga đã bị nhiều nước trên thế giới lên án và phản đối kịch liệt vì Nga đã vi phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hay Ngoại trưởng Canada John Baird thậm chí còn so sánh hành động nuốt chửng Crimea của Nga với việc Đức Quốc xã thôn tính Sudetenland của Tiệp Khắc ngay trước Thế chiến II với cùng một lý do là bảo vệ các kiều dân của mình sống ở các vùng đất đó. Continue reading “Crimea và nguyên tắc đối ngoại của VN”

Việt – Nga thắt chặt quan hệ

[BBC Vietnamese] Chuyến thăm ngày 12/11 của Tổng thống Nga Vladimir Putin là chuyến thăm chính thức lần thứ 3 của Putin tới Việt Nam.

Việt Nam cũng là quốc gia thứ hai ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà ông viếng thăm sau khi quay lại làm chủ điện Kremlin trong vai trò tổng thống vào tháng 3 năm ngoái. Chuyến thăm này một lần nữa cho thấy mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” ngày càng chín muồi giữa hai nước.

Mối quan hệ mật thiết của Việt Nam với Liên Xô và ngày nay là Liên bang Nga có gốc rễ từ những thập niên đầu của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mối quan hệ này đã được tăng cường những năm 1960 và 1970, đánh dấu bằng đỉnh cao là Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác Việt Xô năm 1978, vốn mang tính chất gần như là một hiệp ước đồng minh chiến lược.

Sau một giai đoạn trầm lắng thời kỳ những năm 1990 chủ yếu do các vấn đề nội bộ của Nga sau khi Liên Xô tan rã và việc Kremlin tái định hướng chính sách đối ngoại hướng sang phương Tây, quan hệ hai nước đã lấy lại động lực vốn có với việc Nga trở thành đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam vào năm 2001. Năm ngoái, quan hệ đối tác này được nâng cấp lên tầm “chiến lược toàn diện” nhằm phản ánh sự phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu của mối quan hệ trong thời gian gần đây. Continue reading “Việt – Nga thắt chặt quan hệ”

Hoa Kỳ nên chia quyền với Trung Quốc?

[BBC Vietnamese] Thời gian qua, một số học giả, trong đó nổi bật là GS. Hugh White, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Úc và hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Úc, đã lập luận rằng do Trung Quốc nổi lên trở thành một siêu cường ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đã đến lúc nước này được đóng một vai trò lớn hơn trong trật tự khu vực, tới một mức độ mà theo đó Mỹ nên từ bỏ vị thế bá chủ để chia sẻ vai trò lãnh đạo khu vực của mình với Trung Quốc.

Lập luận này cho rằng việc Mỹ có chấp nhận thực tế này hay không sẽ có tác động sâu xa đối với khu vực, vì việc Mỹ quyết tâm nắm giữ vị thế bá chủ nhất định sẽ dẫn tới sự bất mãn ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Kết cục là cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung ngày càng sâu sắc và hòa bình, ổn định trong khu vực sẽ phải gánh chịu hậu quả về lâu dài. Continue reading “Hoa Kỳ nên chia quyền với Trung Quốc?”