Việt Nam và sức mạnh mềm Trung Quốc

[BBC Vietnamese] Việt Nam có thể coi là quốc gia bị Hán hóa mạnh nhất ở Đông Nam Á, nơi mà ảnh hưởng của Ấn Độ có phần nổi trội hơn. Đây là kết quả của một quá trình tương tác sâu sắc kéo dài hơn 2000 năm qua giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tuy nhiên sự hấp thụ văn hóa Trung Quốc của Việt Nam không phải là một quá trình giản đơn hay một hệ quả tất yếu bắt nguồn từ sự gần gũi về mặt địa lý. Trên thực tế quá trình này diễn ra phức tạp hơn nhiều. Continue reading “Việt Nam và sức mạnh mềm Trung Quốc”

Trung Quốc và tư tưởng “sùng binh”

[BBC Vietnamese] Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các triều đại phong kiến Trung Quốc thường được tạo dựng và phát triển bởi các tướng lĩnh.

Trong những triều đại khi mà các vị hoàng đế không trực tiếp cầm quân thì các tướng lĩnh tài ba luôn được trọng vọng. Đồng thời các vương triều cũng luôn hướng tới mục tiêu xây dựng một lực lượng “binh hùng tướng mạnh”. Continue reading “Trung Quốc và tư tưởng “sùng binh””

Việt Nam và “lời nguyền địa lý”

[Vietnamnet] Một số nhà nghiên cứu ví von Trung Quốc và các quốc gia láng giếng giống như một con gà trống, với Trung Quốc là thân, bán đảo Triều Tiên là chiếc mỏ và Việt Nam là chân của con gà. Hình ảnh so sánh này một mặt cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là về an ninh, một mặt ám chỉ tới một thực tế rằng Việt Nam từ hàng ngàn năm qua đã gánh trên vai mình, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sức nặng của Trung Quốc. Vấn đề là Việt Nam nếu muốn cũng không thể làm được gì để thay đổi thực tế này. Continue reading “Việt Nam và “lời nguyền địa lý””