‘Mối đe dọa Trung Quốc’ đang lan rộng

Globe and China Flag for background

[Pháp luật TPHCM] Không chỉ tại Mỹ, tại Anh mà mới đây (7-11) tại Singapore, Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình nhắc lại tuyên bố rằng những hòn đảo trên biển Đông là thuộc lãnh thổ TQ kể từ thời xa xưa (?).

Trong khi chỉ trước đó một ngày, sau chuyến thăm chính thức Việt Nam (VN) của ông Tập Cận Bình, hai nước nhất trí cùng thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp ở biển Đông.

Trả lời Pháp Luật TP.HCM, TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, nhận định phát biểu của ông Tập tại Singapore là bằng chứng cho thấy chừng nào tranh chấp biển Đông chưa được giải quyết, TQ vẫn khó có thể hữu nghị một cách chân thành với VN. Continue reading “‘Mối đe dọa Trung Quốc’ đang lan rộng”

‘Biển Đông như vạc dầu sôi nhưng khó phun trào’

7845845240_77df55c9f1_b

[Zing.vn] Trao đổi với Zing.vn, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cho rằng, căng thẳng trên Biển Đông gia tăng nhưng có thể coi đó là “sự căng thẳng lành mạnh”.

– Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter xác nhận việc Hải quân Mỹ điều chiến hạm áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Xin ông bình luận về ý đồ của Mỹ khi thực hiện kế hoạch này?

– Lập trường của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền, nhưng yêu cầu tất cả các bên phải tôn trọng một nguyên tắc cốt lõi là tự do hàng hải. Nguyên tắc này không chỉ thiết yếu đối với sự thịnh vượng của khu vực nói chung mà còn có vai trò quan trọng đối với việc duy trì sức mạnh và ảnh hưởng quân sự của Mỹ nói riêng khi hiện nay Mỹ vẫn là cường quốc hải quân số một thế giới. Và Mỹ có nhu cầu duy trì quyền tự do tiếp cận các vùng biển theo các quy định luật pháp quốc tế hiện hành. Continue reading “‘Biển Đông như vạc dầu sôi nhưng khó phun trào’”

Nhật Bản và Biển Đông

_71892687_71892686

[RFA] Trong tuần lễ thứ hai của tháng chín năm 2015, Quốc hội Nhật bản đã thông qua một dự luật về quân sự mới, cho phép nước này lần đầu tiên từ sau thế chiến thứ hai, được tiến hành các hoạt động quân sự ở nước ngoài. Ảnh hưởng của sự kiện này đối với khu vực, và đặc biệt là Đông Nam Á sẽ như thế nào? Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế hiện làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn về vấn đề này.

Kính Hòa: Câu hỏi đầu tiên là có vẻ như dự luật mới về quốc phòng của Nhật gặp nhiều khó khăn để được chuẩn thuận, và hiện bây giờ vẫn còn gặp nhiều phản đối của nhiều đại biểu quốc hội và cả dân chúng nữa. Đạo luật này có thể vượt qua những khó khăn đó không? Continue reading “Nhật Bản và Biển Đông”

Hai ứng viên miền Nam cho chức TBT?

141020133448_nguyen_tan_dung_640x360_afpgetty

[BBC Vietnamese] Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có thể là hai ứng viên hàng đầu cho chức Tổng Bí thư năm 2016, theo nhận định của khách mời bàn tròn BBC.

Trao đổi với BBC hôm 17/9 trong bàn tròn có chủ đề bàn về các chuyển động chuẩn bị nhân sự và đường lối cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, từ Đại học Bình Dương, nói:

“Vẫn còn chức Chủ tịch nước cũng rất quan trọng. Chứ không phải chỉ là Tổng Bí thư.” Continue reading “Hai ứng viên miền Nam cho chức TBT?”

Ai sẽ kế nhiệm ghế thủ tướng Singapore của ông Lý Hiển Long?

Zing_Singapore__Bau_cu_3_2

[Zing.vn] TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Singapore nhận định với Zing.vn rằng 4 gương mặt trong chính phủ đương nhiệm được dự đoán trở thành thủ tướng tương lai của đảo quốc Singapore.

Tổng tuyển cử bầu ra quốc hội mới của Singapore sẽ diễn ra vào ngày mai 11/9. Cuộc bầu cử trùng dịp Singapore kỷ niệm 50 năm Quốc khánh. Đây cũng là lần đầu tiên ông Lý Quang Diệu không còn xuất hiện với tư cách nhân vật thu hút của đảng cầm quyền. Báo chí Singapore cho biết cử tri nước này tranh cãi về vấn đề nhập cư và việc làm.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, chia sẻ với Zing.vn một số quan sát về tình hình trước ngày bỏ phiếu ở đảo quốc sư tử. Continue reading “Ai sẽ kế nhiệm ghế thủ tướng Singapore của ông Lý Hiển Long?”

Vietnam in the “go game” of China-Japan-US

92de2523-28d2-4b5a-85d5-ddf8c0620a41-620x372

[Translated from Vietnamese by Vietnamnet] During a recent trip of journalists from 14 countries in the Asia – Pacific region to the US, China, the Philippines and Singapore to discuss the East Sea (South China Sea) dispute, VietNamNet reporter Hoang Huong talked with two researchers with the Institute of Southeast Asian studies (ISEAS) of Singapore, Dr. Malcolm Cook (Canada) and Dr. Le Hong Hiep (Vietnam).

Hoang Huong: Relating to East Sea disputes, the Vietnamese Government has repeatedly emphasized “Vietnam will not rely on any country to fight against a third country”. With the current developments in the East Sea, what do you think about Vietnam’s policy? Continue reading “Vietnam in the “go game” of China-Japan-US”

Việt Nam giữa ‘trận cờ vây’ của Trung- Nhật- Mỹ

_60448342_014498112

[Vietnamnet] LTS: Trong khuôn khổ chuyến làm việc của các nhà báo từ 14 nước vùng Châu Á – Thái Bình Dương đến làm việc tại 4 nước Mỹ, Trung Quốc, Philippines và Singapore về vấn đề Biển Đông. Phóng viên VietNamNet Hoàng Hường trò chuyện với hai nhà nghiên cứu chuyên ngành Quan hệ Quốc tế thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore: TS Malcolm Cook (Canada) và TS Lê Hồng Hiệp (Việt Nam) về vấn đề Biển Đông, khu vực và tác động với VN.

Trung – Mỹ sẽ tiếp tục trò “mèo vờn chuột”

Quan điểm được CP Việt Nam nhấn mạnh nhiều lần “không dựa vào nước nào để chống nước thứ ba” trong vấn đề ngoại giao và tranh chấp Biển Đông. Với những gì đang diễn biến, chính sách này có những điểm nhấn đáng chú ý nào trong sự phát triển và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam? Continue reading “Việt Nam giữa ‘trận cờ vây’ của Trung- Nhật- Mỹ”

Đại hội Đảng 12 và ‘ứng viên nặng ký’

150208170026_vietnam_leaders_640x360_reuters_nocredit

[BBC Vietnamese] Một học giả người Việt vừa có bài phân tích về cơ cấu và các kịch bản bầu ghế “tứ trụ”, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương.

Trong bài “ Vietnam’s Leadership Transition in 2016: A Preliminary Analysis“, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu viên Khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, và là giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cũng nhận định về khả năng tiếp tục nắm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong khi tác giả mô tả việc dự đoán các thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo tại Đại hội Đảng phần lớn chỉ mang “tính chất suy luận là chính” thì dường như trọng tâm của bài viết nhằm để lập luận rằng “sự gia tăng về quyền lực và sức ảnh hưởng” của Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng sẽ là nhân tố quan trọng. Continue reading “Đại hội Đảng 12 và ‘ứng viên nặng ký’”